Khi lên tàu cao tốc, việc say sóng là một trong những vấn đề gây khó chịu mà nhiều người phải đối mặt. Vậy, làm thế nào để có thể hạn chế tình trạng say khi đi tàu thủy? Trong bài viết sau đây, sẽ “tiết lộ” cho bạn 5 kinh nghiệm chống say sóng khi đi tàu cao tốc cực hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết để biết được những mẹo sau để có một chuyến đi thoải mái nhất!
1. Ăn nhẹ lót bụng trước khi lên tàu
Để tránh cảm giác say sóng khi đi tàu, bạn hãy hạn chế việc ăn quá no trước khi lên tàu. Nguyên nhân là do điều này có thể làm thức ăn bị dội ngược lên thực quản, gây ra cảm giác buồn nôn. Không những thế, bạn cũng nên hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa dầu mỡ hay chất kích thích để tránh gặp tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
Một số thực phẩm có thể giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng say tàu mà bạn có thể tham khảo như:
Bánh mì: Trong bánh mì có chứa axit amin, chất này kết hợp với trypsin do tuyến tụy tiết ra, giúp giải tỏa căng thẳng thần kinh hiệu quả.
Gừng: Gừng giúp làm ấm dạ dày hiệu quả. Bạn có thể nhai một lát gừng tươi nhỏ hoặc uống trà gừng ấm trước khi đi.
2. Chọn vị trí ngồi ở khoang dưới, giữa tàu
Một kinh nghiệm chống say sóng khi đi tàu cao tốc hiệu quả mà bạn nên áp dụng là lựa chọn vị trí ngồi phù hợp. Khi chọn vị trí ngồi, bạn hãy ưu tiên lựa chọn những vị trí ở phần dưới hoặc giữa tàu. Những vị trí này thường ít chuyển động và dao động so với phần đuôi hay đầu tàu. Việc ngồi ở vị trí này sẽ giúp giảm thiểu cảm giác say sóng và tạo cảm giác ổn định hơn cho bạn trong suốt chuyến đi.
3. Nghỉ ngơi đầy đủ trước khi đi tàu
Trước khi lên tàu cao tốc, việc nghỉ ngơi đầy đủ và giữ cho cơ thể ở trạng thái tốt là rất quan trọng để giảm thiểu cảm giác say sóng. Bạn nên đảm bảo cơ thể mình có đủ thời gian để tái tạo năng lượng trước khi bắt đầu di chuyển. Chế độ dinh dưỡng cân đối và đủ giấc ngủ sẽ giúp cơ thể bạn sẵn sàng đối phó cảm giác say tàu một cách dễ dàng hơn. Và hơn hết, bạn đừng quên bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch, giữ cho tinh thần luôn sảng khoái trong suốt hành trình di chuyển!
4. Sử dụng thuốc nếu cần thiết
Việc sử dụng thuốc là một trong những kinh nghiệm chống say sóng khi đi tàu cao tốc mà bạn nên áp dụng. Khi sử dụng thuốc, bạn có thể lựa chọn một trong những loại sau sao cho phù hợp với bản thân:
Scopolamine: Đây là loại thuốc chống say sóng phổ biến có thể dùng dạng uống hoặc dán đặt sau tai. Bạn nên dùng thuốc trước khi lên tàu khoảng 30 phút đến 2h để đạt hiệu quả cao nhất.
Promethazine: Thuốc này có tác dụng trong khoảng 6-12 tiếng và nên uống trước khi lên tàu khoảng 2 tiếng.
Cyclizine: Cyclizine có tác dụng nhanh và cần uống trước khi di chuyển khoảng 30 phút để đạt hiệu quả.
Dimenhydrinate: Đây là loại thuốc được dùng rộng rãi. Bạn nên uống mỗi 4 - 8 tiếng một lần để hạn chế cảm giác say sóng tàu cao tốc.
Meclizine: Thuốc này đạt hiệu quả tốt nhất nếu bạn uống trước khi lên xe khoảng 1 giờ. Tuy nhiên, loại thuốc này không được sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Và bạn nên lưu ý rằng, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là nếu bạn đang mang thai, cho con bú, hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác.
5. Lựa chọn thời điểm thích hợp để di chuyển
Để tránh cảm giác khó chịu và say sóng khi đi tàu, thời điểm di chuyển là điều cần quan tâm. Bạn nên lựa chọn những ngày thời tiết ấm áp, không có mưa bão. Thời tiết thuận lợi sẽ là yếu tố quan trọng giúp giảm bớt biến động của sóng biển. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế say sóng hơn rất nhiều.
Nếu bạn đang có dự định đi tàu du lịch đến đảo Phú Quốc hay Phú Quý thì cần lưu tâm về thời điểm biển động. Cụ thể:
Phú Quý: Mùa mưa tại Phú Quý thường sẽ bắt đầu vào tháng 11 đến hết tháng 2, lúc này thời tiết tương đối thất thường, biển động. Bạn nên ghé thăm Phú Quý từ khoảng tháng 3 đến tháng 6. Đây là lúc thời tiết hầu như không mưa, nắng nhiều, biển êm, rất thích hợp tham gia các hoạt động biển và tham quan đảo.
Phú Quốc: Đảo ngọc Phú Quốc có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm. Vậy nên, bạn hãy tránh những tháng mùa mưa.
Với những kinh nghiệm chống say sóng khi đi tàu cao tốc ở trên, hy vọng bạn sẽ có một hành trình di chuyển thoải mái hơn. Hãy áp dụng những biện pháp chống say sóng phù hợp để tận hưởng trọn vẹn chuyến đi của mình!