5 vấn đề sức khoẻ dễ mắc khi du lịch hè và cách phòng tránh

  Cập nhật: Ngày 30 tháng 07, 2020         Bởi: admin         Chuyên mục Du lịch Sóc Trăng, Côn Đảo          0 bình luận

Khi du lịch hè, đặc biệt là tới những khu vực, địa điểm đông người, cả gia đình đều có nguy cơ gặp phải một số vấn đề sức khoẻ như bệnh truyền nhiễn hay ăn uống không hợp vệ sinh gây ngộ độc,...

 

1. Sốt xuất huyết


Dịch sốt xuất huyết thường xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 6 tới tháng 8 hàng năm; đỉnh dịch thường xuất hiện từ tháng 9 tới tháng 11. Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2020, cả nước đã ghi nhận hơn 24.000 ca bị sốt xuất huyết tại 58 tỉnh và thành phố, trong đó có 4 trường hợp đã tử vong tại Bình Định, Bình Phước, Cần Thơ và Tây Ninh.

 

Sốt xuất huyết là vấn đề sức khỏe cần được chú ý khi các gia đình đi du lịch hè ở các vùng núi cao. Bệnh gây ra bởi virus dengue và đường lây chủ yếu là việc muỗi vằn hút máu của người bệnh mang sang người lành thông qua các vết đốt.

 


 

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết thường có dấu hiệu sốt cao, cơn sốt kéo dài từ 2 - 7 ngày kèm theo mệt mỏi và xuất huyết. Nếu như không được xử lý kịp thời có thể gây sốc và tử vong.

 

Hướng dẫn phòng tránh:

 

Để tránh gặp vấn đề sức khỏe này khi du lịch, bạn cần chuẩn bị đầy đủ thuốc xịt côn trùng, thuốc bôi chống muỗi đốt, đèn bắt muỗi (nếu được),... Nhất là những gia đình có con nhỏ lại càng cần phải chú ý.


Bên cạnh đó, khi ngủ cần mắc màn đầy đủ. Khi đi rừng thì cần mặc áo dài tay, tất dài, quần dài và giày có cổ.

 

2. Bệnh tay chân miệng


Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong.

 

Hiện tay chân miệng là một vấn đề sức khỏe chưa có vaccine phòng bệnh. Cơ quan y tế dự báo con số mắc tay chân miệng còn có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới đây do bệnh có tính chất lây truyền. Nhất là đối với trẻ nhỏ, khi đi học, ăn uống tập trung lại có nguy cơ cao hơn.

 

Tay chân miệng là bệnh do nhóm virus đường ruột gọi là Enterovirus và Coxackie gây nên. Khi bị bệnh trẻ thường có biểu hiện như sốt, quấy khóc, đau miệng và xuất hiện những nốt dạng phỏng ở tay, chân hoặc vùng miệng, mông, lưỡi,...

 

Hướng dẫn phòng tránh:

 

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là đường hô hấp và tiêu hoá. Do vậy, để phòng tránh vấn đề sức khỏe này khi du lịch cần chú ý vệ sinh cá nhân, tay chân sạch sẽ khi tiếp xúc ở những nơi đông người.

 

3. Ngộ độc thực phẩm


Là vấn đề sức khỏe phổ biến không kém so với các căn bệnh trên. Ngộ độc thực phẩm xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ người già tới trẻ nhỏ.

 

Báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, về tình hình ngộ độc thực phẩm 6 tháng đầu năm 2020, toàn quốc ghi nhận 47 vụ ngộ độc thực phẩm làm 849 người mắc, 801 người nhập viện, 22 trường hợp tử vong. Nguyên nhân do vi sinh vật có 7 vụ, do độc tố tự nhiên 27 vụ và 13 vụ chưa xác định được nguyên nhân.

 

Ngộ độc thực phẩm có thể gây nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt, mất nước, tiêu chảy cấp. Nếu không được xử lý kịp thời có thể gây suy thận do mất nước và điện giải quá nhiều.

 

Hướng dẫn phòng tránh:

 

Cần ăn chín, uống sôi. Lựa chọn các hàng, quán đảm bảo vệ sinh.

 

4. Tiêu chảy


Tiêu chảy cũng là một vấn đề sức khỏe dễ mắc phải khi đi du lịch. Tiêu chảy có thể xuất hiện do các nguyên nhân đến từ thức ăn bẩn, nguồn nước uống bị ô nhiễm, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ,...


Người bị tiêu chảy có thể đi đại tiện từ vài lần tới vài chục lần trong ngày và đối mặt với nguy cơ bị mất nước cao; tiểu tiện ít.

 

Hướng dẫn phòng tránh:

 

Do vậy, cũng tương tự như phòng tránh ngộ độc thực phẩm, để loại bỏ tiêu chảy khi đi du lịch mùa hè, các gia đình cần ăn chín, uống sôi, lựa chọn nguồn nước đảm bảo. Ngoài ra cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn.

 

5. Say nắng


Say nắng là vấn đề sức khỏe thường thấy khi đứng dưới trời nắng quá lâu hoặc ngay cả khi đi tắm nắng, tắm biển dưới nhiệt độ cao. Khi nắng chiếu vào vùng cổ và gáy có thể khiến quá trình điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị rối loạn. Sau đó bạn sẽ bị mất nước cấp tính và các dấu hiệu như khó thở, tim - mạch đập nhanh, gấp, miệng bị khô.

 

Thậm chí có những ca say nắng nặng có thể rơi vào trạng thái hôn mê và trụy tim mạch.

 

Hướng dẫn phòng tránh:

 

Các chuyên gia khuyên rằng, khi du lịch trong mùa nắng nóng cần hạn chế ra ngoài hay thực hiện các hoạt động ngoài trời trong khoảng từ 11h - 15h. Đây là thời điểm nắng nóng gay gắt, tia UV ở mức cao, gây nguy hại cho da, tim mạch và đặc biệt là những người có tiền sử mang bệnh.

 

quetoi.com.vn

 
 
bình luận 0 Lượt xem 11448

Bài viết liên quan

7 mẹo chỉ người đi máy bay thường xuyên mới biết

Cập nhật: 27/03/2024

Nhiều người có thể không biết ghế ngồi cạnh cửa sổ thường mát mẻ hơn hay thời gian bay lý tưởng nhất là vào buổi sáng.

Xem chi tiết »

8 mẹo vàng khi đặt phòng khách sạn

Cập nhật: 26/03/2024

Dưới đây là 8 mẹo vàng và những lưu ý quan trọng bạn nên biết trước khi bấm nút 'Đặt ngay'.

Xem chi tiết »

Bí kíp dùng khăn tắm ở khách sạn để bảo đảm an toàn

Cập nhật: 25/03/2024

Việc sử dụng khăn tắm trong khách sạn sẽ được an toàn nếu bạn tuân thủ các biện pháp vệ sinh cần thiết dưới đây.

Xem chi tiết »

Nên đi Phú Quốc mùa nào đẹp nhất?

Cập nhật: 23/03/2024

Nên đi Phú Quốc mùa nào đẹp nhất đang là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm và tìm kiếm hiện nay. Không chỉ giúp bạn có được một chuyến đi chơi thuật lợi mà còn tận hưởng một Vậy thì hãy để chúng tôi trả lời giúp bạn qua bài viết sau đây nhé!

Xem chi tiết »
Xem thêm bài viết

CÔNG TY TNHH MTV KIỆT PHÙNG

NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN - KARAOKE - CAFE QUÊ TÔI

Địa chỉ: 278 Phú Lợi, Phường 2, TP. Sóc Trăng, Sóc Trăng
Điện thoại: 02996.278.278 - 02993.815.815
Hotline: 02996.296.296

Email: khachsanquetoi@gmail.com 
Website: www.quetoi.com.vn

 

Tổng lượt truy cập: 83506
Đang truy cập: 2
Copyright © 2019 by Que Toi Hotel Co.,LTD. All rights reserved
Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com