Những tác phẩm tuyệt đẹp, mộc mạc và bình dị của mùa nước nổi phương Nam của nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu đã được trưng bày trong triển lãm ngày 19/11.
Sinh ra và lớn lên ở Châu Đốc (An Giang), nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu đã dành cả cuộc đời mình để ghi là những hình ảnh tuyệt đẹp của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là mùa nước nổi. Tác phẩm Khúc biến tấu của thiên nhiên anh chụp ở cánh đồng Tha La - Châu Đốc.
Tác phẩm "Chiều vàng" ở Trà Sư - Tịnh Biên
"Quà của lũ". Cá linh là món đặc sản của mùa nước nổi. Những năm trước, cá linh từ Campuchia theo con nước đổ về, sinh sôi rất nhiều trên các cánh đồng lũ ở An Giang
"Soi bóng". Vó cá là môt trong những phương tiện đánh bắt cá mùa nước nổi. Ảnh chụp trên cánh đồng Tha La, Châu Đốc
"Quê nghèo" chụp trên kênh Vĩnh Tế. Bên kia là cánh đồng Xuân Tô, huyện Tịnh Biên, giáp biên giới Campuchia ngập đầy nước
"Sa mưa giông" ghi lại cảnh chiếc ghe nhỏ băng mình qua cơn mưa trong mùa nước nổi.
"Bến Quê". Buổi chiều, các chiếc xuồng giăng câu neo đậu, nghỉ ngơi bên cầu Tha La, Châu Đốc. Khi hoàng hôn xuống, những chiếc xuồng lại tỏa ra trên cánh đồng để giăng lưới suốt đêm, đến sáng sớm mới về.
"Thu hoạch bông súng". Bông súng là một trong những đặc sản chỉ có mùa nước nổi. Ảnh chụp ở Vĩnh Tế, Châu Đốc.
"Tình bạn" ghi lại hình bé Lực với những con trâu của em. Mùa nước nổi ngập đồng, trâu không có cỏ để ăn. Người chăn trâu phải lùa trâu thật xa, lên những vùng đất cao không ngập nước, tim cỏ. Mùa nước nổi cũng là mùa len trâu
Một góc chợ cá linh ở Châu Phong, Tân Châu
Mùa nước nổi ở An Giang tạo nên một khung cảnh độc đáo, nên thơ. Cảnh lùa vịt cũng được thi vị hóa như một bức tranh thủy mặc
"Về thôi". Khung cảnh bình yên trên cảnh đồng lũ ở An Giang.
Nguồn: Hải An/dulich24