Cách xử lý các vấn đề về sức khỏe khi du lịch mùa nắng nóng

  Cập nhật: Ngày 06 tháng 08, 2020         Bởi: admin         Chuyên mục Du lịch Sóc Trăng, Côn Đảo          0 bình luận

Bên cạnh việc chuẩn bị hành trang cần thiết cho những chuyến đi, bạn cũng cần lưu ý đến việc chuẩn bị một sức khỏe thật tốt và kiến thức để phòng tránh một số vấn đề về sức khỏe có thể nảy sinh trong chuyến du lịch mùa hè.

 

Với thời tiết nhiệt đới nắng nóng mùa hè, du khách thường dễ mắc những vấn đề sức khỏe sau:

 

1 Ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa (Acute Gastroenteritis)


Nhiệt độ và độ ẩm môi trường tăng cao vào mùa hè tạo điều kiện tốt cho các mầm mống vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn trong thức ăn, đặc biệt những loại thực phẩm không được chế biến hợp vệ sinh và để phơi ra môi trường bụi bặm hoặc nhiều ruồi nhặng.

 

Các triệu chứng thường gặp: đau bụng quặn từng cơn, tiêu chảy, nôn mửa, đôi khi sốt cao. Triệu chứng nặng và kéo dài có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải và thậm chí có thể tử vong nếu nhiễm trùng đường tiêu hóa nặng.

 


 

Khi bị tiêu chảy và ói mửa, người ta thường làm những điều sai lầm sau


Không dám ăn hoặc uống vì sợ bị ói ra hoặc tiêu chảy nhiều hơn: SAI

 

- Thực ra là cơ thể đang bị mất nhiều nước và chất điện giải (Natri, Kali, Clor) qua phân hoặc chất nôn. Việc uống nhiều nước hơn những ngày thường và tiếp tục những khẩu phần ăn vệ sinh, đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể chống chọi tốt và dễ dàng vượt qua bệnh. Lời khuyên là sau mỗi lần đi tiêu chảy, bạn nên uống lại khoảng 200-250 mL nước chín. Nếu bị nôn ói nhiều, hãy uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần, cho đủ lượng nêu trên.

 

Tự ý uống thuốc cầm tiêu chảy (vd: Loperamide): SAI

 

- Thuốc này làm giảm nhu động ruột, giảm số lần đi tiêu, nhưng cũng chính vì thế mà các chất độc tố, vi khuẩn xấu trong ruột không được đào thải ra ngoài sớm, có thể gây ra nhiễm trùng nhiễm độc rất nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng.


Những điều nên làm

 

- Rửa tay sạch sẽ với nước và xà phòng thường xuyên, và các biện pháp vệ sinh chung trước khi chuẩn bị thức ăn/ ăn uống.

 

- Nấu chín thức ăn và hâm kỹ thức ăn khi dùng lại. Lưu trữ thức ăn chưa dùng trong tủ lạnh.


Đi khám bệnh sớm nếu có các dấu hiệu sau:

 

- Tiêu chảy hoặc nôn ói quá nhiều lần, nặng nề, hoặc kéo dài nhiều ngày.


- Cảm giác mệt lã, khát nước nhiều, chóng mặt hoặc choáng váng: cơ thể đang bị mất nước nhiều.


- Trong phân có lẫn chất nhầy hoặc máu


- Cảm giác đau bụng nhiều


- Có sốt


- Đang có thai hoặc có kèm các bệnh lý mạn tính khác: như tiểu đường, tim mạch, thận…


- Cha mẹ chủ động chủng ngừa Rotavirus đầy đủ cho trẻ nhũ nhi từ 2 đến 6 tháng tuổi là biện pháp hiệu quả để dự phòng tiêu chảy cấp nặng nề do Rotavirus ở trẻ em.

 

2.Cảm nắng / Say nắng (Heat exhaustion)

 

Nhiệt độ môi trường cao làm cơ thể tiết mồ hôi để giải nhiệt. Nhưng độ ẩm không khí cao trong mùa hè làm cho mồ hôi khó bay hơi, cơ thể chưa giải nhiệt tốt, thậm chí còn phải nhận thêm nhiệt từ môi trường xung quanh, nên lại tiết nhiều mồ hôi nữa. Điều này dễ xảy ra khi hoạt động thể thao ngoài trời dưới nắng nóng trong thời gian dài. Mất nhiều mồ hôi sẽ làm cho cơ thể mất nhiều nước và các chất điện giải. Nếu không được bồi hoàn đủ nước và chất điện giải, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng Cảm nắng (Say nắng, say nóng)


Biểu hiện thường gặp: Vã mồ hôi nhiều, da tái nhợt, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, chuột rút tay chân, đau quặn bụng, nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh.

 

Nếu không được xử lý kịp thời, các triệu chứng trên sẽ nặng dần và tình trạng Cảm nắng sẽ chuyển thành thể nặng hơn là Sốc nhiệt (Heatstroke) có thể dẫn đến nguy kịch hoặc tử vong.

 

Chuyên gia đầu ngành quân y hướng dẫn 3 cách hạ nhiệt cơ thể nhanh nhất trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm

 

Những điều nên làm nếu xảy ra Say nắng:

 

- Đưa nạn nhân vào nơi có bóng mát, chườm mát hoặc tắm với nước mát để giải phần nhiệt tồn ứ trong cơ thể.


- Nước là quan trọng nhất. Bổ sung nước thường xuyên để đề phòng mất nước. Lý tưởng và dễ có nhất là nước lọc, nước chín mát hoặc lạnh cũng được. Các loại nước khoáng, nước trái cây, trà và cà phê cũng được.


- Ăn uống theo cách bình thường. Chất điện giải có thể được bù đủ qua thức ăn hàng ngày.


- Nếu sau khoảng 30 phút mà không thấy sự cải thiện thì chúng ta cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Vì có thể Say nắng đã tiến triển thành sốc nhiệt hoặc vấn đề khác đi kèm.


Những điều không nên làm:


- Không bù nước bằng bia, rượu hoặc các thức uống có cồn. Vì chất cồn có tính lợi niệu, sẽ làm cơ thể mất nước thêm.


- Thức uống có gas nói chung không tốt cho sức khỏe, không nên bù nước bằng cách này.


- Không nên tự ý dùng các dung dịch bù nước và chất điện giải trừ phi có chỉ định của nhân viên y tế.


- Tuyệt đối không để trẻ em hoặc vật nuôi trong ôtô đóng kín cửa dưới trời nắng.


3. Bỏng nắng (Sunburn)

 

Việc vui chơi ngoài trời trong dịp hè không tránh khỏi việc để da trần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Việc phơi nắng nóng quá nhiều có thể gây các tổn thương da cấp tính, gọi là bỏng nắng, và tiềm ẩn nguy cơ ung thư da sau này. Tác nhân gây ra các tổn thương da này là tia tử ngoại (UV A và UV B), đặc biệt có nhiều trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nếu phải phơi nắng thường xuyên, cơ thể chúng ta tự thích nghi và bảo vệ bằng cách tăng sinh sắc tố của da, dần dần làm cho da vùng tiếp xúc ánh nắng trở nên “đen” hơn. Tuy nhiên điều này chỉ có khả năng bảo vệ da khỏi bỏng nắng chứ không giảm nguy cơ ung thư da về sau.

 

Các triệu chứng của bỏng nắng:

 

- Da trở nên ửng đỏ, sờ thấy nóng và đau rát (bỏng độ I)


- Sau vài ngày lớp da ngoài cùng chết và bong tróc ra, có thể thành tứng mảng.


- Các vết rộp da (bóng nước) có thể xuất hiện (bỏng độ II), khi vỡ có thể gây nhiễm trùng da.


- Có thể kèm theo các triệu chứng của cảm nắng nói trên.

 

CẢNH BÁO: UNG THƯ DA do NHIỄM ĐỘC ÁNH NẮNG

 

Những điều nên làm:


- Tránh các sinh hoạt ngoài nắng khi trời nắng gắt trong khoảng giờ trên


- Đội nón rộng vành, che chắn tránh da tiếp xúc trực tiếp ánh nắng, nhưng cũng cần thông thoáng để cơ thể giải nhiệt. Lưu ý, tia UV trong ánh nắng có thể xuyên qua nhiều hơn nếu vải càng mỏng hoặc bị ướt, và khả năng bảo vệ cũng giảm đi.


- Sử dụng kem chống nắng có độ SPF > 15, khoảng hơn 15 phút trước khi tiếp xúc ánh nắng, và lặp lại mỗi 2 giờ. Nên nhớ, kem chống nắng, dù có SPF cao, vẫn không tốt bằng bóng râm hoặc quần áo.


- Nếu bạn có triệu chứng bỏng nắng, hãy làm mát da ngay với nước mát, tránh chà xát lên da. Hãy đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc nếu da có bóng nước, mụn mủ trên da, hoặc đau rát da nhiều.


Lưu ý:

 

- Việc ngâm mình trong nước dưới trời nắng còn làm da dễ bỏng nắng hơn


- Tia UV có thể xuyên qua bóng râm do mây, và có thể phản chiếu khi tiếp xúc các bề mặt như bê tông, cát, nước…

 

quetoi.com.vn

 
bình luận 0 Lượt xem 9890

Bài viết liên quan

Nên làm gì khi khách sạn không có lễ tân

Cập nhật: 19/03/2024

Dưới đây là một số mẹo mà nhiều du khách tích lũy được về cách chuẩn bị cho những điều tệ nhất bất ngờ xảy ra, khi mà gọi cho quầy lễ tân không còn là một giải pháp.

Xem chi tiết »

Những mẹo nhỏ khi đi du lịch không phải ai cũng biết

Cập nhật: 18/03/2024

Trước những chuyến đi bạn cần lên kế hoạch và chuẩn bị rất nhiều thứ để có được một hành trình trọn vẹn.

Xem chi tiết »

6 bí quyết giữ nhà tắm luôn sạch thơm như khách sạn 5 sao

Cập nhật: 15/03/2024

Vệ sinh nhà tắm như thế nào để căn phòng luôn được sáng bóng, thơm tho là điều mà nhiều gia đình quan tâm.

Xem chi tiết »

3 bước dọn gối phồng căng như trong khách sạn

Cập nhật: 15/03/2024

Để những chiếc gối phồng căng đẹp đẽ, bạn cần một số mẹo nhỏ mà nhân viên khách sạn thường áp dụng.

Xem chi tiết »
Xem thêm bài viết

CÔNG TY TNHH MTV KIỆT PHÙNG

NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN - KARAOKE - CAFE QUÊ TÔI

Địa chỉ: 278 Phú Lợi, Phường 2, TP. Sóc Trăng, Sóc Trăng
Điện thoại: 02996.278.278 - 02993.815.815
Hotline: 02996.296.296

Email: khachsanquetoi@gmail.com 
Website: www.quetoi.com.vn

 

Tổng lượt truy cập: 82976
Đang truy cập: 1
Copyright © 2019 by Que Toi Hotel Co.,LTD. All rights reserved
Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com